Món Nhật Bản


Khám phá về nguồn gốc cây Bonsai bay lơ lửng trên không trung ( Phần 1)

Bonsai (tiếng Nhật: 盆栽; Hán-Việt: bồn tài, nghĩa là "cây con trồng trong chậu") là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh.Bonsai có nguồn gốc từ núi cao Trung Quốc và sau đó nó được phổ biến sang Nhật Bản và Hàn Quốc và khi họ phát hiện trên núi có các cây nhỏ mọc hoang dã giống cây cổ thụ, có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện khó khăn, sau đó người ta đem nó về trồng trong chậu nhỏ và cắt tỉa làm dáng cho đẹp hơn.Chỉ với những nguyên liệu cơ bản là đất, đá, sỏi, cỏ, cây - tất cả dồn hết vào cái chậu cảnh con con, cộng thêm công phu chăm sóc, cắt tỉa cùng thời gian nuôi dưỡng năm này qua tháng nọ để cây hình thành nên dáng thể cổ phác, già nua theo tuổi tác nhưng mạnh mẽ cùng thời gian, tái hiện được một cảnh quan tự nhiên nhưng thu gọn trong chiếc chậu nhỏ, vậy là thành Bonsai.Trong tiếng Nhật, "Bon" có nghĩa là cái chậu, khay đựng.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

 "Sai" có nghĩa là cái cây, việc trồng cây. Bonsai nghĩa là những cái cây được đựng trong chậu, khay và được người trồng dùng các dụng cụ đặc biệt để cắt, tỉa, tạo dáng.Bonsai mang hình dạng của một cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi nhưng được thu nhỏ bằng những kỹ thuật rất cao, các nghệ nhân Bonsai đã biến những cây vô tri vài năm tuổi trở thành cây cổ thụ tí hon với nhiều hình dáng và ý nghĩa khác nhau. Đối với những nghệ nhân này, mỗi cây Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật.Người ta dễ dàng nhận biết được tính tình của một con người qua cây cảnh người ấy trồng. Người chơi cây cảnh loại này phải là những tay làm vườn lành nghề, say mê trong nghề và khiếu thẩm mỹ cao.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

Ở Nhật Bản, nghệ thuật Bonsai (Bồn tài - cây kiểng trồng chậu) thường gắn liền với đời sống tinh thần của các võ sĩ đạo (Samurai). Chuyện dân gian Nhật Bản thuật lại rằng: hồi thế kỷ 14, có một vị Samurai nghèo khó đã không ngần ngại hi sinh ba cây Bonsai của mình làm chất đốt sưởi ấn cho một vị thiên sư lỡ đường trong đêm đông lạnh giá. Tích truyện ấy trở nên rất nổi tiếng và thường được diễn lại trong các vở kịch Nô - một đại diện cho nền mỹ học Nhật Bản - cho đến tận hôm nay. Sự ra đời của Bonsai thường gắn liền với Mạc Phủ (Bafuku) đầu tiên trong lịch sử Nhật là Kamakura (Liêm Thương) do tướng quân Minamoto Yoritomo lập ra từ năm 1192, đây cũng là thời kỳ Phật giáo thuộc hai tông phái Jodo Shu và Zen phát triển mạnh. 

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

Khi đó, các thiền sư thuộc tông phái Zen (thiền tông) sống trong tu viện, thường tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên bằng cách đem cây cối về trồng trong chậu, chăm chút và nuôi dưỡng theo lối rút gọn thước tấc và kích cỡ, cho cây phát triển vẻ đẹp trong phạm vi giới hạn, như một không gian vũ trụ thu nhỏ, gọi là Hachi no Ki (cây trong chậu), đến năm 1800 được gọi thành Bonsai - kiểng trồng chậu. Thú chơi Bonsai từ đó dần lan tỏa khỏi phạm vi tu viện sang giới quý tộc, võ sĩ Samurai, và trở thành một bộ môn nghệ thuật độc đáo, gắn liền với những nét văn hóa truyền thống đạm bản sắc Nhật Bản.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

Năm 1989, một hội nghị Bonsai thế giới tổ chức tại thành phố Omiya (nay là Saitama) đã khai sinh ra Hiệp hội hữu nghị Bonsai thế giới. Kể từ đó, môn chơi Bonsai kiểu Nhật ngày càng lan rộng và được thế giới ưa chuộng, trong đó có Việt Nam chúng ta.Phong cách chơi Bonsai Nhật Bản có những đặc điểm riêng, có cây Bonsai chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay, nhưng cũng có những cây cao hàng mét, được người Nhật phân chia ra các dáng thế cơ bản: Chokkan (dáng trực - thể thẳng đứng), Moyogi (dáng trực tự do), Sakan (thế nghiêng), Kengai và Han Kengai (thế tác đổ và nửa thác đổ), Sekijoju (rễ phủ trên đá), Ishizuke (rễ trong đá), Hokidachi (dáng chổi), Ikadabuki (thể song thụ, tam thụ)...

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

Theo người Nhật, bất cứ việc gì muốn được xem là toàn thiện thì không những phải hội đủ các đặc tính vật chất, mà còn mang một tính chất không thể cân lường, không thể nhìn thấy, hướng về cõi vô hình. Người Nhật gọi tên là "sabi". Thuật ngữ "sabi" thật khó dịch ra đúng nghĩa. Có người tạm dịch là "patine", tức là lớp meo mốc, rêu phong, bám vào vật bằng đồng cũ, vào tấm bia cổ. Nhưng "sabi" lại có tính chất tinh tế hơn. Những bậc thầy về Bonsai có nhiều bí quyết để tạo ra nét rêu phong như thế.Một cây cảnh toàn hảo không mang dấu vết gì, kể cả những vết uốn nắn mà nó phải trải qua. Nghệ thuật Bonsai trọng về tự nhiên, vỏ cây sần sùi, lồi lõm không đều, mặc dù phủ lớp rêu phong, nhưng phải là không có sự chắp nối, chiết cắt. Những cành vô dụng phải được cắt bỏ đi từ khi mới nhú ra. Tất cả thành phần trong cây cảnh phải hoà hợp, cành không nên già hơn rễ, rễ không già hơn cành. Đầu cây càng già thì càng tròn, trông giống như cái tán. Trái lại cây còn non thì đầu nhọn, được hiểu như tham vọng chưa được thoả mãn, trông thật trơ trẻn. Cũng như người, đến một lúc nào, cây cũng phải biết "an phận" của mình. Không gì khó coi hơn, một cây đã già nua mà "không biết nhẫn", cứ chìa đầu ra, hếch mặt lên trời. Đó là mất quân bình. Cũng là kém khôn ngoan, đã chống lại minh triết của tạo hoá.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

 Chơi cây cảnh phải hiểu nguyên tắc nầy. Muốn tạo cho phần trên cùng của cây bé nhỏ có dáng tròn xinh xắn, cần phải tác động bằng nhiều cách. Hiệu quả tốt nhất là độ cạn của chậu. Các cành đều lệ thuộc ít nhiều vào rễ, vì rễ nuôi cành. Rễ đâm thẳng xuống, thì đầu cây phải nhọn. Rễ đâm ngang thì đầu bằng.Khi mùa đông đến, người ta bứng cây ra đặt xuống đất trong vườn theo phương pháp hồi xuân, những cành trên thường chỉa lên trời vì rễ đâm xuống. Như thế có thể tạo nên tán tròn. Với những ý niệm kể trên, một cây cổ thụ hoàn toàn lý tưởng trong Bonsai phải thể hiện được thế quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Đầu trên của cây hơi cong tròn, trông vẻ khiêm tốn. Tuy nhiên, người ta cũng thấy đột phá một vài cây cổ thụ có những cành bên trên ngả mạnh về sau. Trông tưởng như những trận cuồng phong làm cho xô dạt về một phía. Đó là thể hiện số phận khổ đau của những người không muốn an phận, thủ thường.Trồng cây cảnh thu nhỏ là một nghệ thuật ít tốn kém mà một người kéo xe hay một người giàu có, dòng dõi quý tộc đều có thể thực hành được.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

5,920 chars | 2017/11/28 03:08

Xem thêm bài viết liên quan

Độc đáo nghệ thuật bonsai Nhật Bản

Độc đáo nghệ thuật bonsai Nhật Bản

02/06/2017, Kiến thức về Du lịch
Air Bonsai vô cùng độc đáo nhưng vẫn giữ được cho mình vẻ đẹp và duyên dáng vốn có. Để cây Bonsai có thể lơ lửng đcược phải cần đến nguồn điện hỗ trợ và phần đế có khe cắm điện ở phía dưới đáy, khi cắm vào nguồn điện thì sẽ có đèn phát sáng báo hiệu. Về cơ bản, Air Bonsai sẽ gồm hai phần: phần đế...
Khi nhìn thấy Hạc Trắng ở Nhật bạn sẽ là người may mắn nhất trong ngày

Khi nhìn thấy Hạc Trắng ở Nhật bạn sẽ là người may mắn nhất trong ngày

21/11/2017, Kiến thức về Du lịch
Truyền thuyết “hạc đền ơn” ở Nhật, đó là một con hạc gặp nạn được hai vợ chồng nọ cứu sống sau đó không lâu có một cô gái đến nhà của hai vợ chồng và xin ở nhờ để tránh bão tuyết. Suốt thời gian đó, cô gái chỉ ở trong phòng dệt vải và không lâu sau cô tặng cho hai vợ chồng một tấm vải tuyệt đẹp đ...
Những loài động vật siêu đáng yêu chỉ có ở Nhật Bản

Những loài động vật siêu đáng yêu chỉ có ở Nhật Bản

09/06/2017, Kiến thức về Du lịch
Thỏ nâu (hay còn gọi là “thỏ khóc”) là một phân loài nhỏ đặc biệt của của loài thỏ mà có thể tìm thấy ở bất cứ đâu ở châu Á và thế giới. Những chú thỏ mũm mĩm, dễ thương này được cho là nguồn cảm hứng để sáng tác nên nhân vật Pikachu huyền thoại trong truyện Pokemon...
6 điểm du lịch Nhật Bản kỳ lạ nhất

6 điểm du lịch Nhật Bản kỳ lạ nhất

30/05/2017, Kiến thức về Du lịch
Okunoshima là một hòn đảo nhỏ nằm trong vùng biển của Nhật Bản ở giữa Hiroshima và Shikoku. Trong Thế chiến thứ II, hòn đảo từng là một trang khu vực quân sự bí mật hàng đầu chuyên sản xuất chất độc dạng khí cho chiến tranh hóa học. Khi chiến tranh kết thúc, các nước Đồng minh đã cho tháo dỡ nhà ...
Dành cho những thực khách muốn tìm hiểu về Sake

Dành cho những thực khách muốn tìm hiểu về Sake

28/08/2017, Kiến thức về Du lịch
Huyện Nada của Kobe là một trong những huyện sản xuất rượu sake nổi tiếng và nổi tiếng nhất của Nhật Bản, cũng như là một trong những nơi tốt nhất để ghé thăm nhà máy rượu sake do số lượng lớn trong khu vực. Nhiều nơi được đặt trong các tòa nhà theo phong cách truyền thống và mở cửa cho nếm thử, ...
Nihon Sankei - Ba thắng cảnh đáng tham quan nhất Nhật Bản

Nihon Sankei - Ba thắng cảnh đáng tham quan nhất Nhật Bản

09/11/2018, Kiến thức về Du lịch
Chúng tôi xin được giới thiệu ba danh lam thắng cảnh được cho là đẹp nhất ở Nhật Bản có xuất hiện từ xưa đến nay. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được vẻ đẹp của những nơi này vì chúng được bao quanh bởi biển. Nếu bạn đang có kế hoạch đến Nhật Bản, thì đó là nơi bạn không nên bỏ qua...
Hoa Tử Đằng loài hoa của tình yêu bất diệt

Hoa Tử Đằng loài hoa của tình yêu bất diệt

03/10/2017, Kiến thức về Du lịch
Những bông hoa mềm mại như những áng mây và thảm hoa trải dài miên man đến ngút ngàn khiến cho người xem có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Hoa Tử Đằng, hoa fuji Nhật Bản được coi là một trong những loài hoa lãng mạn và quyến rũ nhất trên Trái đất, đại diện cho tình yêu vĩnh cử...
Thời điểm nào du lịch Nhật Bản là thích hợp ? (phần 2)

Thời điểm nào du lịch Nhật Bản là thích hợp ? (phần 2)

20/09/2017, Kiến thức về Du lịch
Tháng 11 là một trong những thời điểm tốt nhất để đến thăm Nhật Bản, vì thời tiết tương đối khô và nhẹ, và màu sắc mùa thu rất ngoạn mục ở nhiều nơi trên cả nước. Hoạt động du lịch thường có xu hướng thấp, ngoại trừ những điểm lá mùa thu ...
Góp nhặt những suối nước nóng tốt nhất Nhật Bản (Phần 4)

Góp nhặt những suối nước nóng tốt nhất Nhật Bản (Phần 4)

14/04/2017, Kiến thức về Du lịch
Một số khu du lịch, đặc biệt là nằm ở trung tâm Minakami Onsen, phần lớn được phát triển bởi các thị trấn xung quanh đấy gồm nhiều phức hợp khách sạn lớn, trong khi những nơi khác, chẳng hạn như Takaragawa Onsen và Hoshi Onsen lại đơn độc, mộc mạc và cô lập sâu trong núi...
Cây Thông bất tử - Món quà kỳ diệu của thiên nhiên

Cây Thông bất tử - Món quà kỳ diệu của thiên nhiên

13/10/2017, Kiến thức về Du lịch
Thảm họa sóng thần đã cuốn trôi cả một khu rừng gồm 70.000 cây xanh đang sinh sống, nhưng kỳ diệu thay chỉ có duy nhất một cây thông nhỏ còn sống sót. Và kể từ đó nó được biết đến như là "cây thông thần kỳ" - một biểu tưởng cho niềm hi vọng của cộng đồng bị thiên tai tàn phá và đó cũng là một đài...