Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?
Ở Nhật Bản, như ở những nước khác, mùa xuân là một mùa khởi đầu mới. Tại hầu hết các cơ sở giáo dục từ trường tiểu học đến các trường đại học, sinh viên mới nhập học vào tháng Tư và tốt nghiệp vào cuối tháng Ba.
Khi hoa anh đào nở rộ, trẻ em 6 tuổi tham gia vào các buổi lễ nhập học tiểu học. Khuôn mặt của chúng đầy hy vọng (và một số lo lắng) và cặp của họ sáng bóng với những cuốn sách mới mua.
Trong khi tất cả các trường học ở Việt Nam đều tổ chức khai giảng cùng một ngày với các nghi lễ trang trọng và nhiều hoạt động có ý nghĩa, thì ở một số quốc gia trên thế giới tổ chức rất giản dị, ngắn gọn hay thậm chí không có lễ khai giảng. Hãy cùng Món Nhật Bản tìm hiểu xem ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam không nhé !
Tìm hiểu thêm về Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh
Khác với các nước khác, ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản sẽ do hiệu trưởng của từng trường tự quyết định rồi thông báo với các em học sinh và phụ huynh của chúng. Ngày khai giảng ở Nhật Bản các bé được ba mẹ dắt đến trường như mọi khi, không cờ hoa rợp trời, không có bàn ghế đại biểu, không có phông màn, không có loa đài ầm ĩ, không có bục sân khấu trang hoàng, càng không có những bài phát biểu dài dòng... Đơn giản chỉ có quần áo mới, cặp sách mới, và những gương mặt háo hức của các bạn trẻ được gặp lại nhau sau thời gian nghỉ hè dài đằng đẳng.
Thay vì bài phát biểu hoành tráng dài dòng của các vị đại biểu quan chức như ở Việt Nam, trong ngày khai giảng tại nước Nhật chỉ có thầy hiệu trưởng nhắn nhủ tới học sinh 3 điều giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa nhắc nhở dành cho các học sinh, đó là tôn trọng luật lệ giao thông, lễ phép và biết đặt mục tiêu trong học tập. Một buổi lễ khai giảng nhẹ nhàng và tiết kiệm tối đa hết mức. Các thủ tục hành chính về phía phụ huynh và gia đình học sinh được loại bỏ hoàn toàn.
Tìm hiểu thêm về Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"
Sau những tổng hợp trên các bạn đã hiểu được thêm một phần nào về lễ khai giảng ở nhật bản rất thú vị và giản dị đúng không nào. Sau những ngày rong chơi của mùa hè kết thúc sẽ là khoảng thời gian chúng ta quay về trường lớp cùng những người bạn và thầy cô của chúng ta. Người ta thường nói quãng thời gian đẹp nhất là thời còn học sinh, đây là những kí ức đẹp của tuổi học trò sẽ theo mỗi người đến hết cuộc đời. Hãy lưu giữ những kỉ niệm của thời tuổi trẻ thật đẹp nhé, monnhatban.com chúc các bạn sẽ có một buổi lễ tựu trường thật vui vẻ !
Tìm hiểu thêm về 10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm
Tori no karaage - Gà chiên kiểu Nhật siêu giòn...
Tori no karaage hay còn được gọi tắt là Karaage, một món ăn vô...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm