Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản (phần 2)
Tại Tokyo, người ta còn dành cả một ngày hoa anh đào nở đẹp nhất để đưa gia đình đi dã ngoại, ngắm hoa. Ngồi dưới những tán anh đào nở bung, vừa uống rượu Sake, nhấm nháp đồ ăn,vừa vui vẻ trò chuyện. Đó là khoảnh khắc quây quần hạnh phúc hiếm hoi trong quỹ thời gian làm việc kín mít của người Nhật.
Hoa anh đào đẹp đẽ như thế nhưng lại nở rồi tàn trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 1 tuần khiến nhiều người tiếc nuối. Chỉ cần 1 cơn gió thoảng qua là cánh hoa đã nhẹ nhàng lìa cành, vì vậy đối với người Nhật, hoa anh đào đồng nghĩa với bản chất mong manh, ngắn ngủi của vẻ đẹp thanh xuân và cuộc sống. Lúc hoa anh đào cũng là lúc sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Vì lẽ đó nó đã trở thành biểu tượng của cái đẹp đối với bất cứ người Nhật nào.
Biểu tượng của sự khiêm nhường, nhẫn nhịn
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp mà còn là biểu tượng của tính khiêm nhường, nhẫn nhịn – một đức tính đặc trưng của dân tộc này.
Nước Nhật tặng hoa anh đào cho các nước khác trên thế giới như một cách để thể hiện mong muốn được chung sống hòa bình. Trong cuộc sống dân gian, người dân sử dụng hoa anh đào như một món ăn thường nhật. Hoa anh đào làm mứt, lá cây muối ăn kèm với cơm nắm, cuộc sống của người dân nơi đây luôn có sự hiện diện của hoa.
Hoa anh đào cũng thể hiện tính khiêm nhường trong giao tiếp của người Nhật. Truyền thống nước Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên..
Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.
Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười. Đó chính là tính cách khiêm nhường như một bông hoa anh đào sẵn sàng rụng xuống dù đang ở độ xuân sắc nhất.
Bài viết phổ biến
Chim cú có thực sự biểu tượng cho sự chết chóc...
Ở Việt Nam, chim cú bị coi là quỷ dữ vì chim cú kêu ở đầu hồi...Xem thêm
Phương pháp chế biến Sốt Teriyaki đơn giản nhất
Teriyaki là một phương pháp chế biến được sử dụng trong ẩm...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với Xì dầu Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
6 nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản
Văn hóa được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi nó hình...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm
Những điều chưa biết về tảo bẹ khô Kombu ở Nhật
Tảo bẹ là rong biển lớn (tảo) thuộc loài tảo nâu . Có khoảng...Xem thêm
Trò chơi tạo hình bằng dây thun thỏa sức sáng...
Trò này cũng thường được xem là trò chơi của con gái. Dùng một...Xem thêm
"Icho Namiki" đại lộ vàng cam trải dài thơ mộng...
Trong một thành phố có vài vỉa hè tốt, đại lộ Icho Namiki là...Xem thêm
Lá phong đỏ chất chứa mối tình đượm lửa
Cả không gian đang dàn thay đổi từ màu xanh thẳm sau đó chuyển...Xem thêm
Cách làm bánh khoai tây chiên giòn Nhật Bản -...
Bánh khoai tây Nhật Bản được gọi là bánh Korokke. Bánh...Xem thêm